Kết quả tìm kiếm cho "Nuôi tôm công nghệ cao"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 373
Là huyện thuần nông, các sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện Phú Tân chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp. Địa phương đã tranh thủ các chính sách và thực hiện nhiều giải pháp đồng hành với người sản xuất để kết nối thị trường, quảng bá sản phẩm nói chung; các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và tiêu biểu nói riêng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn các DN Việt ngày càng có các sản phẩm chất lượng, chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn ra quốc tế, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tận dụng 1ha đất canh tác lúa kém hiệu quả, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tơm và bà Lê Thị Do (ngụ thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú) trồng 300 gốc bưởi da xanh theo hướng hữu cơ. Đồng thời, tận dụng nguyên liệu từ trái bưởi để chế biến sản phẩm, giúp tăng nguồn thu cho gia đình.
Trên cánh đồng ven kênh Vĩnh Tế, vùng trũng nhất mực nước chỉ còn ngang gối, nông dân rục rịch chuẩn bị làm đất sạ lúa đông xuân. Đây chính là thời điểm bà con khai thác nguồn cá đồng cuối mùa lũ rôm rả để làm khô, mắm bán trong dịp Tết.
Đến hẹn lại lên, tiếp nối những ngày Tết Nguyên đán rộn ràng là Ngày hội Biên phòng toàn dân. Chuỗi hoạt động dài hơi, phong phú được tổ chức ở tất cả xã, phường, thị trấn biên giới của tỉnh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Từ đó, tạo khí thế vui tươi, sôi nổi, biểu dương, cổ vũ, động viên cán bộ, Nhân dân, lực lượng vũ trang và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) ra sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới.
Tân Châu là địa phương đầu nguồn thuộc tỉnh An Giang, nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt. Mùa nước lên, những cánh đồng miệt này ngập sâu, cá tôm kéo nhau về nuôi sống các hộ dân làm nghề hạ bạc. Cảnh trời nước mênh mông rất đỗi nên thơ, nhưng mấy ai biết được sự bám trụ mưu sinh của bà con vùng biên luôn đầy thử thách.
Vừa qua, tại thủ đô Hà Nội, ban tổ chức chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” đã tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, biểu dương “Hợp tác xã (HTX) tiêu biểu toàn quốc” năm 2024.
Những tháng cuối năm, ngành thuỷ sản có nhiều cơ hội xuất khẩu, bởi các thị trường bước vào giai đoạn chuẩn bị thực phẩm cho kỳ nghỉ lễ Noel và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, theo nhận định từ các chuyên gia, cùng với những cơ hội xuất khẩu lớn, thuỷ sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã và đang được hội nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh, tạo lan tỏa sâu rộng, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của hội viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Bình minh vừa “leo” qua dãy nhà sàn vượt lũ ven biên giới cũng là lúc lái cá đồng neo đậu chiếc ghe đục bên dòng kênh vắng. Như hẹn từ trước, ngư dân từ khắp các hướng trên đồng dong xuồng ồ ạt mang cá về đây cân cho thương lái, tạo nên không khí làm ăn nhộn nhịp mùa nước nổi.
Ngày 13/10, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực thủy sản".
Mùa lũ, con cá linh ở đầu nguồn nhiều ăn không hết, người dân ủ nước mắm thơm ngon dùng trong bữa ăn hàng ngày. Thời khẩn hoang, cha ông đã biết kỹ thuật ủ nước mắm cá linh được người dân gìn giữ cho tới bây giờ. Cuộc sống ngày càng phát triển, nước mắm công nghiệp chiếm ưu thế thị trường. Do đó, nước mắm cá linh ít người biết đến. Để khôi phục nghề truyền thống này, một số gia đình tận dụng nguồn cá dồi dào, mua về ủ nước mắm cá linh, tiêu thụ thị trường nội địa.